BÀI HỌC HẰNG NGÀY

  Thứ Hai, ngày 28 tháng 04, 2025

MÔN HỌC KINH TƯƠNG ƯNG – SAṂYUTTANIKĀYA
Tập III – Chương 35. Tương Ưng Sáu Xứ - Phẩm Bình An Thoát Các Khổ Ách - SN.35.111- SN.35.112
Bài 403.CHƯA GIÁC NGỘ THỜI CHƯA GIẢI THOÁT -
111. Kinh Liễu Tri Nội Xứ (Ajjhattikāyatanaparijānanasuttaṃ), 112. Kinh Liễu Tri Ngoại Xứ (Bāhirāyatanaparijānanasuttaṃ)

****** http://www.lopphatphap.net/Hinhanh/Tuong-Ung-403.jpg













http://www.lopphatphap.net/Hinhanh/Dan-Nhap.png

 Đau khổ là vấn nạn lớn nhất của kiếp nhân sinh. Trong sự sâu thẳm tận cùng của tư duy, người ta thường hướng đến sự rời bỏ cõi khổ nầy để đặt chân tới một cõi cực lạc khác là thoát khổ. Đức Phật dạy sự đau khổ đến từ căn cội của vô minh và ái dục. Chỉ có sự giác ngộ toàn diện mới dẫn đến giải thoát thật sự. Giác ngộ và giải thoát phải được tìm thấy ở chính mỗi cá nhân chứ không phải thế giới bên ngoài.

KINH VĂN

111. Kinh Liễu Tri Nội Xứ (Ajjhattikāyatanaparijānanasuttaṃ)

Pāli:
cakkhuṃ, bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ, abhabbo dukkhakkhayāya.

Này chư Tỳ khưu, nếu không biết rõ, không hiểu trọn vẹn, không làm ly tham, không từ bỏ đối với mắt thì không thể đạt đến đoạn tận khổ đau.

sotaṃ... ghānaṃ... jivhaṃ... kāyaṃ... manaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ, abhabbo dukkhakkhayāya.

(Cũng vậy đối với) tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm:
Nếu không biết rõ, không hiểu trọn vẹn, không làm ly tham, không từ bỏ,
thì không thể đạt đến đoạn tận khổ đau.

112. Kinh Liễu Tri Ngoại Xứ (Bāhirāyatanaparijānanasuttaṃ)
rūpe, bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ, abhabbo dukkhakkhayāya.
Này chư Tỳ khưu, đối với sắc, nếu không biết rõ, không hiểu toàn diện, không làm ly tham, không từ bỏ, thì không thể đạt đến đoạn tận khổ đau.

sadde... gandhe... rase... phoṭṭhabbe... dhamme anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ, abhabbo dukkhakkhayāya.

Việt:
(Cũng vậy đối với) âm thanh, mùi hương, vị, xúc chạm, và các pháp, nếu không biết rõ, không hiểu toàn diện, không làm ly tham, không từ bỏ, thì không thể đạt đến đoạn tận khổ đau.

CHÚ THÍCH

Hai bài kinh nầy mang nội dung tương tự như kinh SN.35.24

abhijānaṃ (biết rõ) / anabhijānaṃ (không biết rõ) đề cập đến khả năng thấu hiểu từng pháp một cách trực tiếp.      

aparijānaṃ (không hiểu toàn diện) / parijānaṃ (hiểu toàn diện) là liễu tri sự tương quan giữa pháp nầy với pháp khác.

Khổ đau ở đây mang phạm trù rộng lớn của tất cả pháp hữu vi tức những gì bị vô thường chi phối.

SỚ GIẢI

105-113. dutiye vedanāsukhadukkhaṃ kathitaṃ, taṃ pana vipākasukhadukkhaṃ vaṭṭati. tatiye dukkhassāti vaṭṭadukkhassa. catutthe lokassāti saṅkhāralokassa. pañcamādīsu yaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ khandhiyavagge vuttanayameva.

105–113. Trong bài thứ hai (mục 106), nói về lạc thọ và khổ thọ, điều ấy có thể được hiểu là lạc thọ và khổ thọ thuộc về quả dị thục (vipāka).
Trong bài thứ ba (mục 107), khi nói đến "khổ", thì đó là luân hồi khổ (vaṭṭadukkha).
Trong bài thứ tư (mục 108), khi nói đến "thế giới", đó là thế giới hữu vi (saṅkhāraloka).
Còn những điều cần được nói đến trong các bài từ thứ năm trở đi (tức các mục 109–113), thì nên hiểu theo cách trình bày trong phẩm Khandha (tức Khandhavagga).

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

I. Phẩm An Ổn, Khỏi Các Khổ Ách

111. VIII. Tuệ Tri (Pajànàti) (S.iv,89)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt nên không thể đoạn tận khổ đau... tai... mũi... lưỡi... thân... Do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý nên không thể đoạn tận khổ đau.

8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ mắt nên có thể đoạn tận khổ đau... tai... mũi... lưỡi... thân... Do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ ý nên có thể đoạn tận khổ đau.

112. IX. Tuệ Tri (S.iv,90)

1) ...

2-7) -- Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc nên không thể đoạn tận khổ đau... các tiếng... các hương... các vị... các xúc... Do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp nên không thể đoạn tận khổ đau.

8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các sắc, nên có thể đoạn tận khổ đau... các tiếng... các hương... các vị... các xúc... Do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các pháp nên có thể đoạn tận khổ đau.

-ooOoo-