No. 3351 (Như Quang dịch) ![]() AUNG SAN SUU KYI: "ĐỨC PHẬT LÀ VỊ THÁI TỬ CỦA TIỂU LỤC ĐỊA ẤN ĐỘ" Kathmandu, Nepal – Ngày 16, tháng 6, năm 2014 – Để tránh bị lôi kéo vào cuộc tranh luận về nơi đản sanh của Đức Phật, nhà dân chủ của Miến điện, bà Aung San Suu Kyi, nói Ngài là vị Thái tử của tiểu lục địa Ấn độ. Trong lúc viếng thăm Lumbini, nơi Đức Phật đản sanh, bà Suu Kyi nói Siddhartha là vị thái tử của tiểu lục địa Ấn độ mà mọi người nên hãnh diện vì Ngài. Lumbini là một trong những di sản văn hóa nằm trong danh sách của UNESCO. Theo các tài liệu lịch sử, Đức Phật được sanh ra tại Lâm tỳ ni, nằm về phía Nam của Nepal, vào năm 623 trước công nguyên. “Chúng tôi tôn ngưỡng thái tử Siddhartha như vị thái tử của tiểu lục địa Ấn độ. Tuy nhiên chúng tôi đều nhìn nhận rằng nới đản sanh của Ngài là Lâm tỳ ni, thuộc về Nepal. Suu Kyi đã hoàn tất chuyến công du 4 ngày đến Nepal, chuyến viếng thăm đầu tiên của bà sau 4 thập niên đến quốc gia mà bà đã sinh sống một thời gian trong lúc thiếu thời. Trước khi trở về Miến điện bà nói: “Tôi nghĩ Đức Phật không muốn mình bị gọi là Ấn độ hay Nepal. Đức Phật nên được kính ngưỡng như là một siêu nhân, một vị mà mọi người nên hãnh diện.” Bà Suu Kyi đã viết một quyển sách tựa đề “Tự Do từ Sợ Hãi” trong đó bà đã nói Siddhartha là một vị Thái tử Ấn độ. Được hỏi về lảnh vực có thể hợp tác giữa Nepal và Miến điện, bà nói: “Tôi nghĩ rằng tại Nepal và Miến điện chúng ta đang cố gắng thành lập một nền dân chủ vững chắc và lành mạnh.” Bà nói dân chúng không nên cảm thấy nản lòng về những giao động trong hai quốc gia. Chúng ta nên xem đó là một cơ hội để đối diện với thử thách lớn lao mà quốc gia chúng ta có thể phải đối đầu. Được hỏi nhờ đâu bà có thể có được nổ lực để tranh đấu cho nền dân chủ tại Miến điện, bà nói: “Tôi nghĩ kỷ luật là điều rất tốt cho sức khoẻ con người. Tôi đã trải qua nhiều năm bị quản chế tại gia và trong thời gian đó tôi được dạy về kỷ luật để sống.”
|
Tin tức lưu trữ |
||
No. 3334 (Như Quang dịch) Úc Châu: Đại Tháp Từ Bi đang đươc xây dựng. No. 3314 (Như Quang dịch) Miến Điện: Các nhà hoạt động xã hội vận động chống ngôn ngữ oán thù. No. 3289 (Như Quang dịch) Nhật Bản: Truyền bá Phật giáo bằng phương pháp kể chuyện. No. 3288 (Như Quang dịch) Thái Lan xin lệnh bắt một nhà sư trong cuộc nổi loạn. No. 3286 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ sớm trở về Tây Tạng No. 3285 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lễ hội Tây Tạng tại Guwahati No. 3276 (Như Quang dịch) California: Chùa Lô Sơn triển lãm xá lợi ngón tay Đức Phật. Tin tức lưu trữ
|