No. 3389 (Như
Quang dịch)
PHẬT TỬ VÀ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ ĐỘNG VẬT CHỐNG SÁT SANH TẾ THẦN DURGA Kathmandu, Nepal – Ngày 25, tháng 9, năm 2014 – Cuộc lễ hội lớn của Ấn giáo đang trở thành đề tài tranh luận tại Nepal do các nhà lãnh đạo Phật giáo và các nhà môi trường khuyến cáo nên ngừng sát sanh thú vật cho lễ tế đàn đẫm máu “nay không còn ý nghĩa.” Dù đa số tín đồ Ấn giáo bảo vệ truyền thống, một số đồng ý việc thay đổi sẽ xảy ra nhưng phải từ từ. Lễ hội Dashain là dịp lễ dài nhất và quan trọng nhất của Nepal. Ngay cả những người Nepal ở hải ngoại cũng cố gắng trở về để cùng gia đình tham dự buổi lễ dài 15 ngày này. Các văn phòng chính phủ, dịch vụ, trường học, và đại học đều đóng cửa trong thời gian lễ. Buổi lễ tưởng nhớ sự chiến thắng giữa thiện và ác và sự ra đời của thiện thần Durga để chống lại ác thần Mahishasura và chấm dứt sự cai trị hãi hùng của ông trong thế giới thần linh và loài người. Chín ngày đầu tiên trong buổi lễ tượng trưng cho sự chiến đấu của hai bên. Theo truyền thống, vào ngày thứ 8 và thứ 9 máu tươi của sinh vật đổ xuống là quà tặng cho vị nữ thần đã tham dự đến giai đoạn cuối cùng của sự chiến đấu. Tuy nhiên, các nhà hoạt động bảo vệ động vật cho rằng đây là một hành vi phi nhân. “Giết hại sinh vật để ăn thịt là chuyện có thể hiểu được dù rằng chúng tôi chống lại việc ấy. Nhưng việc phí phạm [sanh vật] như vậy vượt quá giới hạn.” Tuy không có bản thống kê chính thức nào về con số sinh vật bị sát hại cho buổi lễ, nhiều chuyên gia cho rằng hàng trăm ngàn trâu, dê, bồ câu, và vịt vị sát hại mỗi năm. Sư Ananda, sư trưởng của cộng đồng Phật giáo tại địa phương nói: “Chúng tôi tranh đấu trong một thời gian để chống việc sát sanh động vật. Chúng tôi có thể nói với sự hài lòng rằng chúng tôi biết ơn nhờ cuộc vận động mà con số động vật bị tế lễ đã giảm. Chúng tôi không có vấn đề gì với chính cuộc lễ nhưng chúng tôi muốn nhìn thấy sự thay đổi trong việc cúng tế như dùng hoa quả. Việc sát sanh như thế ảnh hưởng đến trẻ em.” Govinda Tondon, một nhà lảnh đạo và chuyên gia Ấn giáo nói: “Không tôn giáo nào đòi hỏi sự bạo động. An bình và từ bi phải có trong trái tim của tôn giáo. Tuy nhiên, trong Ấn giáo, một số tục lệ cổ truyền dựa trên lòng tin rằng nữ thần Durga cần nguồn máu tươi. Chắc chắn chúng tôi sẽ suy nghĩ lại về truyền thống này, nhưng việc này cần có thời giờ và sẽ thay đổi dần dần.”
|
Tin tức lưu trữ |
||
No. 3389 (Như Quang dịch) Phật tử và các nhà hoạt động bảo vệ động vật chống sát sanh tế thần Durga No. 3388 (Như Quang dịch) Mã Lai: Bích chương vận động tranh cử gây phản đối trong cộng đồng người Mã Lai gốc Thái No. 3387 (GHPGVNTN-VPII, VHĐ) Lá thư trong tuần số 3 No. 3386 (Như Quang dịch) Đức Đạt Lai Lạt Ma đả kích giết người nhân danh tôn giáo No. 3385 (Như Quang dịch) Nepal: Phgim "Bình Minh" của Tích Lan được trình chiếu tại Kathmandu No. 3384 (Như Quang dịch) Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết không cần thiết phải có một người kế thừa No. 3383 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Một ngôi chùa tại Rajgr bị chính phủ bỏ bê vì kỳ thị No. 3382 (Như Quang dịch) Từ chối nhập cảnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma là điều kém may mắn No. 3381 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Thành lập Trung Tâm Phật Giáo Quốc Tế tại ngôi chùa cổ 1000 năm No. 3380 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Trường Đại Học Nalanda mở lại sau 800 năm. No. 3334 (Như Quang dịch) Úc Châu: Đại Tháp Từ Bi đang đươc xây dựng. No. 3314 (Như Quang dịch) Miến Điện: Các nhà hoạt động xã hội vận động chống ngôn ngữ oán thù. No. 3289 (Như Quang dịch) Nhật Bản: Truyền bá Phật giáo bằng phương pháp kể chuyện. No. 3288 (Như Quang dịch) Thái Lan xin lệnh bắt một nhà sư trong cuộc nổi loạn. No. 3286 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ sớm trở về Tây Tạng No. 3285 (Như Quang dịch) Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lễ hội Tây Tạng tại Guwahati No. 3276 (Như Quang dịch) California: Chùa Lô Sơn triển lãm xá lợi ngón tay Đức Phật. Tin tức lưu trữ
|